Phố cổ Cairo, nơi có mức độ tập trung các công trình Hồi giáo lớn nhất thế giới

15:39 | 27/12/2017

Cairo nằm ở miền Bắc Ai Cập, còn gọi là hạ Ai Cập, cách Địa Trung Hải 165km về phía Nam và cách Vịnh Suez và kênh đào Suez 120km về phía Tây. Thành phố nằm dọc theo sông Nile, tại vị trí ngay khi thung lũng này rời khỏi ranh giới với sa mạc và các nhánh của nó chảy vào vùng châu thổ sông Nile. Đằng sau cuộc sống nhộn nhịp của muôn vàn con đường nhỏ ở Cairo là những công trình kiến trúc Hồi giáo tuyệt đẹp.

Phố cổ Cairo là khu vực có mức độ tập trung các công trình Hồi giáo lớn nhất thế giới với đủ các dòng kiến trúc và thời kỳ từ X đến XVII. Toàn bộ khu vực này được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới:

- Công trình kiến trúc Hồi giáo đầu tiên phải kể đến là Nhà thờ Hồi giáo AI Azhar. Đây là một trong những công trình Hồi giáo đầu tiên xuất hiện khi Thủ đô Cairo sinh ra vào cùng thời kỳ (năm 920). AI Azhar chính thức mở cửa vào năm 972 và trở thành trung tâm tín ngưỡng cũng như là trường đại học lớn nhất thế giới hồi giáo lúc bấy giờ.

Có nhiều lý giải trái chiều về nguồn gốc tên gọi AI Azhar. Có người cho rằng nó có nghĩa là “phồn vinh” bởi có nhiều cung điện tráng lệ được xây dựng xung quanh nhà thờ vào thời kỳ đó. Có một ý kiến khác lại cho rằng tên này ám chỉ As Sayyidah Fatimah Az-Zahra, con gái ruột của Mohamed, truyền nhân của thánh Ala. Có vẻ như ý kiến cuối cùng là có lý hơn cả vì Fatimah chính là dòng đạo Hồi thịnh hành nhất ở Cairo vào thời điểm xây dựng nhà thờ này.

Với mục đích mở rộng hệ thống giáo dục của AI Azhar cho tất cả mọi đối tượng, có đến hơn 700 nhà thông thái và nhà giảng đạo Hồi đã được triệu tập đến đây. Theo dòng thời gian, các môn học được phong phú hơn xoay quanh 4 khía cạnh: văn học, ngôn ngữ Ả Rập, luật và đạo lý. Vai trò của AI Azhar càng trở nên quan trọng hơn trong thế giới Hồi giáo khi mà các vương quốc Ả Rập ở châu Âu và Trung Á liên tiếp bị nuốt chửng bởi các thế lực khác và phải trôn chạy nương nhờ sự che trở của Ai Cập vào thế kỷ XIV và XV.

- Cung điện AI Ghori. Tên của cung điện được đặt theo tên của vị sultan tại vị ở Ai Cập trước khi bị đế chế Ottoman thôn tính. Người ta đặt tên cho cung điện này để tưởng nhớ đến vị vua xấu số, bị xe ngựa chèn chết trong một cuộc chiến ở Syria chông lại giặc ngoại xâm Ottoman.

- Ngôi nhà Zeinab Khatun, được xây dựng theo dòng kiến trúc trung cổ, ngôi nhà này là ví dụ tiêu biểu cho kiểu nhà dành cho các gia đình quý phái của Cairo hồi xưa. Quần thể kiến trúc được xây dựng với bốn bức tường cao hẳn lên và vây quanh một sảnh nhỏ ở giữa. Nó cũng gần giống giếng trời, cho phép lưu thông không khí mát để tránh cái nóng khủng khiếp của mùa hè.

 Những phòng nào hướng bề mặt vào giếng trời thì đều có cửa sổ bằng gỗ và chỉ hé mở một ít. Kiến trúc này được xây dựa trên phong tục tập quán của đạo Hồi. Thật vậy, phụ nữ đạo Hồi không được phép để cho người ngoài nhìn thấy khuôn mặt của mình. Điều đó lý giải tại sao họ hay phải che mặt kín và các cửa sổ phòng của họ chỉ được hé mở một chút để nhìn thấy bên ngoài mà cũng không bị người ngoài nhìn thấy mình. Tên của ngôi nhà cũng là tên của chủ nhân cuối cùng sống trong đó vào cuối thế kỷ XIX.

- Pháo đài Salah E1 Din là một biểu tượng của nghệ thuật quân sự vùng Trung Đông thời Trung cổ. Không đồ sộ như kim tự tháp Ai Cập nhưng pháo đài này cũng là một trong những địa danh thu hút khách du lịch nhiều nhất của thủ đô. Và đây cũng là biểu tượng chiến thắng của người Ả Rập trước người Thiên chúa giáo.

Có rất nhiều chiến tranh giữa hai bên và pháo đài Salah E1 Din được coi như là một tấm bình phong vững chắc bảo vệ Thủ đô. Trong vòng hơn 700 năm, pháo đài Salah E1 Din là nơi ở của phần lớn những vua chúa ngự trị trên Ai Cập. Ngày nay, do không còn giữ vai trò phòng thủ, toàn bộ quần thế kiến trúc được trùng tu và trở thành địa danh du lịch với nhiều nhà thờ Hồi giáo và bảo tàng bên trong.

- Nhà thờ Muhammad Ali, được xây dựng trong khu Citadel của Cairo trong khoảng thời gian từ 1830-1848, dù mãi đến năm 1857 nó mới được hoàn thành. Đây là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất được xây dựng trong nửa đầu của thế kỷ thứ 19 dưới sự chỉ đạo của Muhammad Ali, để tưởng nhớ người con trai trưởng của ông là Tusun Pasha mất năm 1816. Nhà thờ quốc gia này cũng là biểu tượng cho sự độc lập của Ai Cập vđi đế quốc Ottoman thuở ấy.

Nhà thờ Muhammad Ali được xây dựng theo kiểu kiến trúc Ottomans dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư gốc Hi LạpYusuí Bushnak đến từ Istanbul và nguyên mẫu của nhà thờ này là nhà thờ Hồi giáo Yeni ở thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ.

Phần chính của nhà thờ được xây trên một bề mặt hình vuông với diện tích 41x 41m. Mái vòm chính đường kính 21m, cao 52m, được dát vàng và chạm trổ rất cầu kỳ. Ngoài mái vòm chính còn có bôn nửa mái vòm nằm bên hông và bôn mái vòm phụ. Những mái vòm này làm không gian bên trong rộng hơn thực tế rất nhiều lần. Sự hoành tráng và lộng lẫy của nó còn được tạo bởi màu xanh huyền ảo bao trùm các vòm mái, vẽ nên dáng vẻ đặc biệt so với tất cả các nhà thờ khác ở Cairo. Hai tháp minarets quay ra phía sân nhà thờ hình tháp bút, cao 82m. Phía trước cửa chính nhà thờ là một khoảng sân rộng 50x50m được bao bọc bởi 3 mặt tường được ốp bằng đá Alabaster. Giữa sân có một giếng nước để người mộ đạo rửa chân tay mặt mũi trước khi cầu nguyện. Mặt tường phía Tây có tháp đồng hồ, quà tặng năm 1845 của vua Louis Philippe (Pháp) - lời cảm ơn của ông với cây cột Oberlisk hình tháp mang từ Luxor về dựng tại quảng trường Concorde ở Paris. Tuy nhiên, những chiếc đồng hồ này chưa bao giờ hoạt động kể từ khi nó được mang về đây.

- Khan E1 Khalili, chính là trái tim của thủ đô và là phần đô thị có thâm nhiên nhất. Cái tên Khan E1 Khalili được tạo nên bởi hai từ “khan” và “E1 Khalili”. E1 Khalili là tên của vị vua Ả Rập tại vị tại Ai Cập vào thời trung cổ và ông chính là người cho xây khu chợ này vào năm 1382. Trong tiếng Ba Tư cổ, “khan” ám chỉ các tòa nhà có hình vuông được xây dựng xung quanh một giếng trời rộng lớn. Ban đầu, “khan” chỉ đóng vai trò là một nhà trọ dành cho các đoàn caravan sau một chuyến đi dài. Họ đến Cairo để trao đổi hàng hóa rồi đi luôn. Nhưng dần dần, khi mà các hoạt động thương mại phát triển dần lên, khan còn có thêm vai trò là nơi chứa hàng kiêm cửa hàng luôn. Vì thế, các hành lang bao bọc xung quanh giếng trời chuyển thành các gian hàng. Dưới đế chế Ottoman (XVI-XVIII), các tòa nhà xây theo mô hình này mọc lên nhiều hơn do Cairo trở thành kinh đô thương mại của vùng Trung Đông.

- Trường học Hồi giáo Hassan, được xây dựng vào thế kỷ XIV, đây là trường học đạo Hồi lớn nhất Trung Đông dưới thời Mameluk. Tại đây, người ta nghiên cứu kinh coran và các phương pháp giảng đạo. Theo đúng như luật lệ đạo này, hầu như chẳng có họa tiết gì bên trong các phòng học, tất cả đều trông trơn nhằm tạo điều kiện cho học viên tập trung cao độ. Xưa kia, người ta dùng đèn dầu để thắp sáng và các bóng đèn được treo bằng dây xích sắt mắc từ trên cao.

- Ibn Tulun, là một nhà thờ Hồi giáo lớn nhất thế giới và cũng là công trình hồi giáo cổ nhất Ai Cập còn giữ được dáng vẻ nguyên gốc của nó. Ibn Tulun vốn là con trai của một tên nô lệ gốc Thổ Nhĩ Kỳ và được nuôi nấng ở Irak. Tuy có nguồn gốc khiêm tốn, ông đã được giáo chủ Hồi giáo ở thủ đô Baddad nâng đỡ và trở thành vua của Ai Cập vào thế kỷ IX. Sau khi lên nắm quyền, ông quyết định xây lên một đô thị mới có tên là AI Qatai trên một đỉnh đồi mà trước kia đã có cộng đồng Thiên chúa giáo và Do Thái sinh sông. Ngọn đồi này có rất nhiều liên quan đến những truyền thuyết trong kinh thánh của Thiên chúa giáo. Vì thế, nhà thờ Hồi giáo Ibn Tulun được xây lên như biểu tượng thống trị của đạo này lên các đạo khác...

 


Cũ hơn Mới hơn