Cung điện Schonbrunn tọa lạc trên đỉnh đồi Schonbrunn bên ngoài thành phố Vienna. Cung điện này do kiến trúc sư Johann Bcrnhard Fischer von Erlach nổi tiếng xây dựng, là một trong các cung điện quan trọng nhất về văn hóa ở Áo. Nơi đây mang đậm kiến trúc Baroque, là nơi ở mùa hè của Hoàng tộc Áo. Thế kỷ 19, cung điện này gắn liền với Hoàng đế Franz Josef I cùng vợ là Elizabeth của xứ Bavaria (hoàng hậu Sissi).
Khởi công năm 1696, mặc dù Schonbrunn khi được xây dựng chắc chắn là một phiên bản đã cắt xén so với ý tưởng ban đầu, nhưng vẫn còn rộng thênh thang nếu xét theo bất kỳ tiêu chuẩn thông thường nào...
Sau khi Áo chấm dứt nền quân chủ lập hiến, cung điện Schonbrunn được gìn giữ và bảo tồn nguyên hiện trạng cho đến ngày nay. Năm 1953, cung điện và vườn Schonbrunn được nhà sản xuất Kurt Ulrich đưa vào bộ phim “Hoàng hậu Sissi” - một tác phẩm điện ảnh kinh điển nói về cuộc đời của Elizabeth Sissi với nhiều biến cố và bi kịch.
Cung điện Schonbrunn được bao quanh bởi một khu vườn rộng mênh mông, phía sau là khu vườn Great Partcrre trồng các loại hoa rực rỡ theo mùa, viền ngoài là hai loại hoa màu đỏ và trắng tượng trưng cho quốc kỳ Áo với sọc đỏ trắng. Hai bên vườn là 32 bức tượng thần với nhiều tư thế khác nhau. Đặc biệt trong khu vườn còn có một mê cung bằng một loại cây được cắt tỉa gọn gàng. Khu vườn yên tĩnh, êm ả với ánh nắng vàng óng mượt mà xuyên qua hàng cây...
Trên khu đồi cạnh Grcat Partcrre, kiến trúc sư Fischer tài ba đã xây dựng khu tiểu đình Gloriette. Đứng từ khu tiểu đình này có thể thấy được toàn cảnh thành phố Vienna. Khu vườn hoa sau lưng cung điện nhìn từ đây mới thật sự là một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt tuyệt vời, một bức tranh hoa khổng lồ.
Nội thất của Fischer tạo ấn tượng phù hợp, đầy ắp sản phẩm bằng thạch cao hoàn thiện và tranh vẽ trên trần nhà của các họa sỹ hàng đầu. Tuy nhiên, không cần phải bàn nhiều về chúng, bởi lẽ toàn bộ cung điện đã được Nikolaus Pacassi thiết kế lại về cơ bản trong thế kỷ 18, ông là kiến trúc sư cung đình của Nữ hoàng Maria Theresa. Pacassi cũng thay đổi nội thất, nâng sàn trên cùng, chèn thêm một tầng lửng và thêm vào cho mặt tiền phía Bắc một hàng cột Ionic vì thế xâm phạm nghiêm trọng mặt cắt đứng của Fischer.