Đảo núi lửa Surtsey là điểm cực Nam của Iceland. Nó được tạo thành trong vụ phun trào núi lửa khởi đầu 130m dưới mực nước biển và trồi lên mặt nước vào tháng 11 năm 1963. Vụ phun trào kéo dài đến ngày 5 tháng 6 năm 1967, khi đảo đạt kích thước tối đa 2,7km2. Kể từ đó, sự bào mòn của gió và sóng đã khiến đảo này giảm kích thước, đến năm 2002 thì diện tích đảo còn 1,4km2.
Nơi đây là một phòng thí nghiệm độc đáo giúp các nhà khoa học nghiên cứu về sự định cư của các loài động thực vật. Chính vì sự hình thành độc đáo của đảo, chính phủ Iceland tuyên bố: Surtsey là địa hạt chỉ dành cho công tác nghiên cứu. Không ai, kể cả du khách và ngư dân được đặt chân lên đảo, vì các nhà khoa học muốn chứng kiến một khoảng thiên nhiên phát triển ra sao không có sự can thiệp của con người. Họ hy vọng tìm ra được chìa khóa cho sự tái tạo thảm thực vật cho chính nước Iceland, nơi đều đặn 5 năm một lần núi lửa hoạt động trở lại và thiêu cháy đất đai.
Theo các nhà nghiên cứu, hòn đảo chỉ có thể sống thêm 100 năm nữa do những đợt sóng ngày đêm của Đại Tây Dương đã bào mòn mất hòn đảo, Surtsey sẽ nằm ngang mặt biển hoặc sâu hơn.