Khu Medina của Marrakech, Maroc

15:17 | 23/01/2018

Marrakech nằm phía Tây Nam Maroc, gần chân dãy núi Atlas. Marrakech được mệnh danh là Thành phố Đỏ, được xây dựng bởi Yousseí Ibn Tachfin - vị quốc vương đầu tiên của triều đại Almoravide từ năm 1062. Cái tên Marrakech theo tiếng châu Phi có nghĩa là Đất Thánh, hay cồn gọi là Đất của Chúa.

Thành phố Marrakech được gọi là “thành phố đỏ” vì một lý do rất đơn giản. Dù là những cung điện hoàng gia, những ngôi nhà bình thường hay các cửa hàng... tât cả đều có màu đỏ nâu. Vào mùa lạnh, nêu nhìn vào màu đỏ, ta sẽ có cảm giác thật ấm áp. Sự liên kết của các con đường, các lối đi nhỏ quanh phố cổ tạo nên cảm giác như là bối cảnh của câu chuyện “Ngàn lẻ một đêm” của Ả Rập...

Thành phố được chia làm hai khu khác biệt: Gueliz là thành phố mới, được xây dựng bởi người Pháp sau này, mang kiến trúc hiện đại, là trụ sở của các công ty nước ngoài, các ngân hàng và ủy ban hành chính, các hãng du lịch và thương mại cao cấp. Còn La Medina (thành phố cũ), là nơi ngự trị lăng tẩm của 7 vị Thánh, được người dân ở đây tôn sùng là đất Thánh.

Ngược dòng lịch sử, về thế kỷ XII, Marrakech lúc bấy giờ là kinh đô cổ Berber dưới các triều đại Almoravides và Almohades nằm trên miền đồng bằng “Haouz”, được bao bọc bởi 19km tường thành màu đỏ xây nên từ cát hồng và vôi nhằm thay thế hàng rào gai để bảo vệ các ưang trại đầu tiên của người Almoravide. Những trang trại này gồm các bộ lạc quanh núi Atlas, những du mục của sa mạc Sahara, những bộ tộc châu Phi bại trận và các nô lệ da đen...

Bức tường tượng trưng cho sức mạnh của thành phố với 200 pháo đài vuông, chín cổng thành đồ sộ dẫn vào La Medina, một kiệt tác của kiến trúc thời Trung đại.

Qua khỏi cổng tường thành, sẽ thấy sừng sững ngọn tháp của Thánh đường Hồi giáo Koutoubia, được mệnh danh là tháp Eiffel của Maroc, là một công trình nghệ thuật đẹp nhất Bắc Phi, điển hình của kiến trúc Tây Ban Nha Hồi giáo. Tháp được xây bằng những tảng đá hồng với nghệ thuật trang trí các đường viền cong xen kẽ với sơn họa tiết hoa, chạm khắc hình triện tròn. Bốn quả cầu bao quanh đỉnh tháp với quả cầu lớn nhất có chiều ngang 2m, là biểu tượng của Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao. Theo truyền thuyết, những quả cầu đó ở trong bằng vàng, có phép màu nhiệm để giữ cân bằng cho tòa Thánh đường, được đúc bằng nữ trang của một hoàng hậu đời vua Yacoub el Mansour. Nàng làm việc này để sám hối vì một ngày đã không theo đúng những nguyên tắc của lễ Ramadan.

Phía sau các bức tường vững chắc trung tâm khu phố cổ Medina là kiệt tác của kiến trúc thời Trung đại - lăng mộ hoàng gia Saadian - nơi yên nghỉ của các vua. Cho tới năm 1917, nó mới được phát hiện trong một cuộc khảo sát ttên không của Pháp.

Khu lăng mộ này chôn vùi trong bí mật hàng trăm năm trước khi được khám phá đầu thế kỷ 20 trong tình trạng nguyên vẹn. Đây là một di chứng lịch sử của một triều đại chìm trong tội ác, chém giết, đầu độc và phản bội lẫn nhau được xây từ thế kỷ 16.

Tòa mộ chính gồm một sàn riêng được chia làm 3 gian bởi những cột đá hoa trắng. Sàn thứ nhất với vòm trần uốn cong được trang điểm bằng nhũ đá trụ trên 4 cột đá hoa xám làm sàn cầu nguyện. Mộ vua Ahmed Al- Mansour đặt ở sàn giữa cùng các vua kế vị với 12 cột đá hoa (1 cân đá thời đó đổi bằng 1 cân mía). Sàn thứ ba dành cho các hoàng tử chết yểu, các công chúa, hoàng hậu, phi tần...

Dọc theo một con đường nhỏ rợp bóng cây với những trái cam vàng trĩu nặng là điện La Bahia (Người đẹp). Sidi Moussa là quan thừa tướng dưới triều đại Moulay Hassan.

Phủ điện mang tên người đàn bà được ông sủng ái nhất, là một trong 24 chánh phi của ông, được xây vào năm 1880, hoàn thành sau 7 năm, là tinh hoa nghệ thuật của những bàn tay thợ giỏi nhất được tuyển chọn kỹ lưỡng trên toàn xứ, tích tụ nguyên vật liệu quý hiếm thời đó, với 160 sảnh điện và khuê phòng, được bao quanh bởi 8ha vườn xanh tĩnh lặng um tùm nhiều cam, nhài, bách, cọ...

Ngoại sảnh được lát bằng đá hoa được chuyển đến từ Meknes, có chiều dài 50m, rộng 30m, nằm giữa những hàng cột khắc chạm tinh tế, được trang điểm bằng ba bồn phun nước.

Nội sảnh được lát bằng đá hoa Ý. Kiến trúc điện mang đậm ảnh hưởng kiến trúc Andalousie được thể hiện qua các tranh khảm trên các vòm trần, các cánh cửa, duyên dáng, cầu kỳ, sang trọng.

Ngoài các khu vườn riêng dành cho bốn người vợ và 24 ái nữ, quan thừa tướng ưu ái cho nàng La Bahia rất nhiều khoảnh vườn thanh nhã nhất và vô số những khuê phòng được trang điểm kỳ công nhất.

Do phải mua lại từ từ đất và nhà xung quanh để xây điện nên kiến trúc của điện không có sự thống nhất về tổng thể. Người thăm nhận được sự khác biệt trong cách trang trí giữa các khu vực khác nhau, nơi trang nghiêm đằm thắm, nơi màu sắc vui tươi, có thể là để chiều theo tâm trạng của các mỹ nữ trong điện.

Tại La Medina, còn có một công trình rất nổi bật khẳc là Quảng trường Djemaa El Fna. Đây được xem là một biểu tượng của thành phố Marrakech cũng là một trong những quảng trường nhộn nhịp nhất Châu Phi và thế giới. ở đây, có nhiều nghệ sĩ hiếu khách, nhưng ấn tượng và kỳ lạ nhất có là những người bán nước rong. Với trang phục truyền thống, họ luôn có mặt ở nơi này vừa tạo ra nét đặc trưng cho thành phố vừa giữ gìn nghề của tiên mình.

Nơi đây có những người kể các câu chuyện huyền thoại li kỳ, có những màn biểu diễn dạo lạ lùng, tập hợp các sáng tạo độc đáo từ kịch nói đên âm nhạc, thể hiện một cách phong phú bản sắc văn hóa truyền thống.


Cũ hơn Mới hơn