Thành phố lịch sử Meknes, Maroc

15:30 | 23/01/2018

Thành phố lịch sử Meknes chính là sự kết hợp đặc biệt giữa kiến trúc đô thị theo phong cách Hồi giáo và kiển trúc châu Âu. Đây là thủ đô của Maghreb vào thế kỷ 17 và được bảo tồn gần như nguyên vẹn tới ngày nay. Nó có tầm ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kiến trúc dân sự cũng như quân sự của khu vực. Thành phố bao gồm những tàn tích của thành phố hoàng gia được vua Moulay Ismail (1672-1727) thành lập. Sự tồn tại của những tàn tích vô cùng quý hiếm trong một thành phố cổ mang ý nghĩa lịch trong giai đoạn đô thị hóa phát triển nhanh chóng đã tạo cho thành phố giá trị hết sức đặc biệt.

Tên gọi Meknes của thành phố xuất phát từ chữ Meknassa, bộ lạc Berber vĩ đại chiếm đóng phía Nam Morocco. Những người Almoravid 053-1147) đã cho xây dựng nhiều thành trì và pháo đài trong thành phố nhằm dự trữ lương thực và vũ khí cho quân đội. Ý tưởng xây dựng này được thực hiện bởi Youssef Ben Tachaíine, người sáng lập vương triều Marrakesh. Thành phố Meknes đã được xây dựng trong giai đoạn này. Một trong những khu vực trong thành phố được con người đến định cư sớm nhất hình là khu nhà thờ Hồi giáo Nejjarine. Trong thành phố, những khu chợ được xây dựng quanh nhà thờ. Cũng giống như các khu vực dân cư khác cùng thời, Meknes chưa được củng cố: những bức tường chỉ được xây dựng vào cuối thời kỳ Almoravid.

Sau đó, thành phố rơi vào tay vương triều Almohad (1147 - 1269). Trong giai đoạn này, thành phố được mở rộng mà đô thị hóa. Người ta ghi lại rằng nhà thờ lớn đã được mở rộng trong suốt những năm trị vì của vua Mohamed Annacer. Người ta dẫn nước từ suối Tagma vào thành phố, lên các đài phun nước, nhà tắm và cả nhà thờ.

Trong giai đoạn thành phố bị cai trị bởi người Merinid (1269-1374), Meknes đã phát triển các khu ngoại ô. Những người tị nạn tại trung tâm Moorish thuộc Andalusia (những người theo đạo Thiên chúa) đã làm cho cộng đồng người ở đây trở nên đặc sắc hơn, bên cạnh những người Do Thái. Dưới sự quản lý của người Merinid, Abou Youssoí đã cho xây dựng Kasbah (nhà thờ Hồi giáo duy nhất còn tồn tại cho tới ngày nay) ở bên ngoài thành phố cổ. Bên cạnh đó, ông cho xây dựng một trong ba madrasas (trường học của người Hồi giáo). Ngoài ra, nhiều công trình công cộng khác cũng được xây dựng bao gồm nhà thờ, bệnh viện, thư viện và các đài phun nước.

Khi vương quốc Alawite được thành lập, Meknes trở thành thủ đô của vương quốc này. Khi đó, người ta đã cho xây dựng thêm rất nhiều công trình kiến trúc, nhà thờ, các khu vườn và thậm chí cả một viện bảo tàng.


Cũ hơn Mới hơn