Bản dân tộc Mường

15:33 | 08/02/2018

Hoà Bình là một trong những cái nôi sinh sống của dân tộc Mường. Người Mường Hoà Bình được phân nhiều nhánh, như Mường Bi cách thị xã Hoà Bình khoảng 35km về phía Tây Nam, nơi có nhiều ngôi nhà cổ nhất của người Mường, có nhiều hang động, nơi hàng vạn năm xưa tổ tiên người Mường chọn làm nơi sinh sống, để cho xứ Mường trở thành cái nôi của nền văn hố khảo cổ học - văn hố Hoà Bình.

Mường Chậm nằm ở Thung Mây trên độ cao 1.200m so với mặt biển. Từ trên đỉnh Mường Chậm, du khách nhìn xuống bản làng Mường Bi lộng lẫy dưới nắng chiều. Bản làng rải rác cùng những trái núi cô đơn... trôi bồng bềnh giữa biển lúa vàng.

Xứ Mường không có cái hùng vĩ của núi cao, rừng rậm, cái bát ngát mênh mông của biển lớn, sông sâu. Xứ Mường yên ả nằm trong những hẻm núi. Cứ qua một khúc đường ngắn lách qua một dãy núi thấp lại mở ra một cánh đồng nhỏ với năm bảy nhà sàn, rồi núi đồi lại ôm tròn lấy bản Mường. Riêng Mường Chậm, nhà không san sát nhau thành cụm ven chân núi, mà trải theo các sườn thoai thoải lẫn vào giữa rừng cây, bên suối nước.

Vùng sinh thái Mường Chậm hoang dã hơn Mường Bi. Rừng cây còn nhiều nên nghề săn bắt còn phổ biến. Nền văn hố xứ Mường được biểu hiện rõ nét qua trang phục, như cạp váy Mường, qua những nghi lễ trong đời sống như cưới xin, ma chay, trong những áng mo vĩ đại “Đẻ đất, để nước”. Trong đời sống âm nhạc của người Mường, trống, chiêng giữ vai trò quan trọng.


Cũ hơn Mới hơn