Theo lịch sử ghi lại, tập đoàn phong kiến triều Lê ngày càng thối nát. Năm 1527, Mạc Đăng Dung xuất thân trong một gia đình đánh cá ở Nghi Dương, Hải Phòng, lợi dụng sự xung đột của các phe phái trong triều đình, từ một sĩ quan cấp thấp, đã phế truất triều Lê lập nên triều Mạc. Mạc Đăng Dung, vị vua đầu của triều Mạc (1527- 1592), sau khi lên ngôi đã cho xây kinh đô thứ hai tại quê hương ông ở Nghi Dương, xã Cổ Trai, huyện Kiến Thụy, cách Hải Phòng 15km về phía Nam, gọi là Dương Kinh (kinh đô ở Nghi Dương). Tại đây, vương triều Mạc đã cho xây thành quách, cung điện, mà tiêu biểu là điện Phúc Hưng, khu lăng tẩm thái miếu, từ đường họ Mạc... Ngày nay, di tích kinh đô Dương Kinh chỉ còn lại Từ đường họ Mạc, Gò Gạo, điện Tường Quan, xứ Mã Lăng. Ngoài ra còn có một số cổ tự các tác phẩm điêu khắc gỗ đá đồng khá độc đáo và một số gốm sứ tuyệt mỹ mang phong cách nghệ thuật thời Mạc như hệ thống tượng pháp: tượng Khiêm Vương Mạc Đôn Nhượng tượng Mạc Đăng Dung và các tượng Phật chân dung các ông hoàng bà chúa...