Trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

13:40 | 08/02/2018

Trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố thời Pháp thuộc gọi là Dinh Xã Tây, dùng làm trụ sở chính quyền thành phố, được xây dựng vào tháng 3 năm 1898, do kiến trúc sư Gardes người Pháp thiết kế và nhà thầu Lailharar thi công xây cất. Việc trang trí giao cho nhà thầu nghệ thuật Bonnet trang trí hoàn chỉnh. Tồ nhà này mãi đến năm 1908 mới khánh thành có kiểu dáng như hiện nay. Trước năm 1954, tồ nhà này được gọi là Tồ Thị sảnh, từ 1954 đến 1975 gọi là Tồ Đô chính Sài Gòn và nay là Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, toạ lạc trên đường Lê Thánh Tôn và đầu đại lộ Nguyễn Huệ. Tồ nhà gồm tồ chính và 2 cạnh hình chữ nhật. Trên nóc ở giữa hai tầng mái là một gác chuông được đặt trên một cái bệ có dạng Kim tự tháp, mang dáng dấp kiến trúc thời Phục hưng, Ý. Trên các gờ tường, có hình đắp nổi được phối trí theo thể thức tam giác: người phụ nữ, những đứa trẻ con và các con vật được lồng vào trong một tam giác, trông rất sinh động. Vào lúc 10 giờ, ngày 25 tháng 8 năm 1945, tại đây đã diễn ra cuộc mít tinh thành lập Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ, có hàng vạn quần chúng tham gia.


Cũ hơn Mới hơn