Thị xã Hòn Gai, Quảng Ninh

14:51 | 05/01/2018

Thị xã Hòn Gai là tên gọi trước đây của TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Về cơ bản thành phố Hạ Long được chia thành 2 khu chính: Khu trung tâm văn hóa chính trị Hòn Gai và khu giải trí & du lịch Bãi Cháy.
Được biết trước thời Pháp thuộc nơi đây có tên gọi là Hồng Gai, Hòn gay phiên âm tiếng Pháp thành Hon Gai nên sau này mọi người dùng cả tên Hồng Gai và Hòn Gai trên các văn bản chính thống.
Hòn Gai ngăn cách với thị xã Cẩm Phả bởi dốc Đèo Bụt, dốc có độ cao vào hạng cao của Quảng Ninh. Dốc Đèo Bụt trước đây còn gọi là Khe Hùm, theo những người già kể lại thì trước đây có nhiều hổ tại đây. Khi đi từ Hòn Gai sang Cẩm Phả phải qua khe này.
Người dân ở Hòn Gai thường chia Hòn Gai thành các khu vực: Hòn Gai (khu trung tâm kinh tế, văn hoá), Cột 8 (khu trung tâm chính trị), Cột 5, Hà Lầm, Hà Tu (trung tâm du lịch & giải trí), Bãi Cháy, Cao Xanh.
Ngoài ra, Hòn Gai còn là nơi sinh của một số nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn trong nước như NSND Quang Thọ, NSND Lê Dung, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương, ...
Cảng Hòn Gai là một cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (cảng loại I) của Việt Nam, trong vịnh Hạ Long, bao gồm:
- Khu bến cảng chính Cái Lân có khả năng tiếp nhận tàu đến 40 nghìn DWT
- Bến xi măng Thăng Long, điện Hạ Long: chuyên dùng để vận chuyển xi măng, clinker và than, có khả năng tiếp nhận tàu đến 20 nghìn DWT
- Bến dầu B12: chuyên dùng để vận chuyển hàng lỏng, có khả năng tiếp nhận tàu đến 40 nghìn DWT,
- Bến khách Hòn Gai: chuyên dùng để vận chuyển hành khách du lịch, hành khách Bắc-Nam, kết hợp với vận chuyển hàng sạch. Bến này có khả năng tiếp nhận tàu 80 nghìn đến 100 nghìn GRT
Hiện Chính phủ Việt Nam có kế hoạch nạo vét, nâng cấp khu bến chính Cái Lân để có thể tiếp nhận được tàu 50 nghìn DWT và có công suất bốc dỡ hàng hóa đạt 12 triệu tấn vào năm 2015, 18 triệu tấn vào năm 2020.

 


Cũ hơn Mới hơn